Tin tức

4 loại hải sản “đắt” nhất hành tinh. Cùng Minos tìm hiểu vì sao chúng lại “có giá” đến vậy

4 loại hải sản “đắt” nhất hành tinh. Cùng Minos tìm hiểu vì sao chúng lại “có giá” đến vậy

Lươn biển

Lươn chưa thể sinh sản trong môi trường nuôi nhốt, lươn giống chỉ có thể đánh bắt ngoài tự nhiên.

Lươn là một trong những nguyên liệu phổ biến trong chế biến món Nhật như: cơm lươn, sushi lươn, lươn nướng,…

1kg lươn giống có thể lên tới 800 triệu đồng. Lươn trở nên đắt đỏ vì đánh bắt quá mức và sự thay đổi trong môi trường sống. Lươn giống được đánh bắt ngoài tự nhiên và nuôi lớn trong các trang trại được thiết kế đặt biệt để nuôi lươn. Lươn chưa thể sinh sản trong môi trường nuôi nhốt, lươn giống chỉ có thể đánh bắt ngoài tự nhiên, điều đó dẫn đến việc sản lượng lươn hoàn toàn phụ thuộc vào việc đánh bắt lươn giống trong tự nhiên.

Vì những lí do trên mà lươn trở thành một trong những loại hải sản đắt đỏ nhất hành tinh.

Càng cua đá

100 gram càng cua đá có thể mắc gấp 2 lần 100 gram càng cua tuyết Alaska.

Tuỳ vào kích thước mà càng cua có thể lên đến 5 triệu đồng/ 100 gram. Cua đá chỉ có thể đánh bắt tại bờ biển phía đông nam mỹ, Cuba, Bahamas, Mexico,… Trên thị trường, 100 gram càng cua đá có thể mắc gấp 2 lần 100 gram càng cua tuyết Alaska.

Việc đánh bắt cua đá cần nhiều nhân lực với môi trường làm việc khắc nghiệt: ngư dân phải ra khơi trước lúc mặt trời mọc, khi tàu đã đến vùng biển đánh bắt, ngư dân sẽ thả các bẫy mồi xuống biển, các bẫy này sẽ được kéo lên sau 2 tuần. Khi kéo các bẫy lên, ngư dân phải nhanh chóng sàng lọc các con cua đạt chuẩn,  bẻ càng cua và thả thân cua xuống biển (càng cua phải dài ít nhất 2, 7/8 inches). 

Cua là động vật có khả năng mọc lại càng, tuy nhiên để càng cua mọc lại và đạt tiêu chuẩn khai thác sẽ cần khoảng 3 năm. Việc cua bị mất càng cũng gây ảnh hưởng đến khả năng sinh tồn của chúng trong tự nhiên và tăng tỉ lệ chết. Điều này dẫn đến việc suy giảm về số lượng của cua đá trong tự nhiên và gây sụt giảm sản lượng đánh bắt. Mùa đánh bắt cua đá chỉ kéo dài từ giữa tháng 10 đến đầu tháng 5.

Nhum biển/ Nhím biển/ Cầu gai

Nhum biển là một trong số ít các loại hải sản vẫn được các thợ lặn đánh bắt bằng tay.

Được coi là một món ăn ngon ở một số nơi trên thế giới, nhum biển được đánh giá cao vì hương vị độc đáo của nó. Phần trứng nhum với trọng lượng 100gram có giá từ hơn 2 triệu đồng. Ở Nhật Bản, phần tương tự như thế này có thể được bán với giá gấp 5 lần. 

Nhum biển là một trong số ít các loại hải sản vẫn được các thợ lặn đánh bắt bằng tay và cần phải có các trang thiết bị lặn và tàu đánh bắt tiên tiến. 

Sau khi đánh bắt, nhum sẽ được sơ chế, lấy ra phần trứng nhum, làm sạch và phân loại dựa vào chất lượng và kích thước của trứng. Các công đoạn này đều phải thực hiện thủ mà chưa có máy móc nào có thể thay thế.

Ốc đầu ngỗng

Ốc đầu ngỗng chỉ có giá trị khi phần vỏ trắng có chiều dài từ 15-30 mm và phần thịt dài từ 20-80mm.

Ốc đầu ngỗng có giá dao động khoảng 1,5 triệu đồng cho 100 gram (tại Canada), tại Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha, ốc có thể có giá lên đến hơn 2 triệu cho 100 gram.

Ốc đầu ngỗng không thể nuôi mà chỉ sinh sống các tảng đá lớn vùng biển ở Đại Tây Dương, nơi có nhiều sóng lớn đập vào dẫn đến việc khai thác chúng trở nên khó khăn và nguy hiểm.

Để khai thác chúng, ngư dân phải đi tàu ra biển, nơi có các tảng đá lớn để khai thác các con ốc bám vào đá. Ngư dân chỉ có thể khai thác khi nước thuỷ triều thấp và khi song không quá lớn để đảm bảo an toàn cho tính mạng.

Ốc đầu ngỗng chỉ có giá trị khi phần vỏ trắng có chiều dài từ 15-30 mm và phần thịt dài từ 20-80mm. Vì lý do đó mà chỉ có khoảng 10% số lượng ốc đầu ngỗng có thể khai thác và kinh doanh được. Đồng thời để tránh việc khai thác quá mức, khi ngư dân khai thác được trên 7.5% số ốc đầu ngỗng có trên 1 tảng đá, tảng đá đó sẽ không thể tiếp tục khai thác trong vòng 6 tháng để ốc có thể sinh sản và phát triển.

Ốc đầu ngỗng sẽ giảm chất lượng dần kể từ lúc khai thác. Việc bảo quản chất lượng ốc đúng cách cũng giúp tăng giá trị khi bán ra.

>> Xem thêm: Hải sản tiện lợi giúp bạn có bữa ăn ngon, nhanh và gọn.

Đang xem: 4 loại hải sản “đắt” nhất hành tinh. Cùng Minos tìm hiểu vì sao chúng lại “có giá” đến vậy

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng